Header Ads

Bạn muốn tìm một đơn vị thi công, lắp đặt kho lạnh uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội?

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới đến bạn Điện Lạnh Biển Bạc – địa chỉ lắp đặt kho lạnh, lắp kho lạnh, thi công kho lạnh uy tín nhất hiện nay.

 Dịch vụ thi công, lắp đặt kho lạnh giá rẻ tại Hà Nội, toàn miền Bắc



 Điện Lạnh Biển Bạc tự hào là một trong những đơn vị thi công, lắp đặt kho đông lạnh, lắp đặt hệ thống kho lạnh tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận... Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, tận tình, chu đáo cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn, Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những dịch vụ chất lượng nhất, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng, mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cho khách hàng.

Lắp đặt kho lạnh là việc xây dựng hệ thống giữ vai trò quan trọng trong khâu bảo quản hàng hóa. Hệ thống này tạo ra môi trường nhiệt độ lý tưởng để đảm bảo cả chất lượng, tính thẩm mỹ và duy trì giá trị sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình lắp đặt cũng như những lưu ý trong việc thi công, lắp đặt kho lạnh nhé

Cấu tạo kho lạnh

1. Vỏ kho


Vỏ kho thường được làm từ hai loại chất liệu panel là EPS và PU. Chất liệu Panel PU thường được sử dụng cho kho đông còn panel EPS phù hợp với kho mát.

Tùy theo dải nhiệt độ sẽ tính toán và lựa chọn panel:

Panel EPS ( Polystyren) với xốp trắng tỷ trọng từ 18-22 kg/m, 2 mặt bọc tole mạ màu hoặc bọc PVC 0.41mm – 0.8mm, liên kết của các tấm panel EPS là liên kết mộng sập và bắn đinh rút.

Panel PU (Poly Urethan) với 3 lớp, lớp giữa là xốp vàng với tỷ trọng 38-42kg/m3, độ chịu nén 0,2 – 0,29 Mpa; Tỷ lệ bọt khí 95 %2 mặt bọc tole mạ màu hoặc bọc PVC 0.41mm – 0.8mm, liên kết của các tấm panel PU là mộng sập hoặc khóa camlock.

Hai loại vật liệu này đều có nhiều ưu điểm như:

Cách nhiệt tốt, độ bền cao do phần lõi có khả năng cách nhiệt cực tốt, ngăn hơi lạnh thoát ra bên ngoài.

Cách âm, cách nhiệt, chống nóng lạnh.

Tính thẩm mỹ cao và dễ vệ sinh.

Tiết kiệm thời gian thi công do có khả năng lắp đặt và di dời linh hoạt, nhanh chóng.

2. Cửa kho



Cửa kho sử dụng sản phẩm của thương hiệu Gatter – tiêu chuẩn Đức với hai loại cửa mở và cửa trượt phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.

Cửa mở kích thước từ 600×1600 đến 900×1900 mm

Cửa trượt kích thước từ 1000×2000 đến 2500×3500 mm

3. Hệ thống cụm máy nén

3.1. Xuất xứ


Cụm dựng tại Việt Nam: có tiêu chuẩn dựng hoặc ko có tiêu chuẩn Harz, Frozen, Fozeni, cần so sánh kỹ các vật tư đi kèm trong cụm dựng

Cụm nhập khẩu Châu Á: Supcool, Meluck, Bitzer, Refcomp, Brillant-Trung Quốc, Tecumseh- Malaysia, Patton- Thailand, Danfoss- Ấn Độ,Bitzer, Scroll Part – Singapore KD, Donghea Win, Joongwon, SunJin – Hàn Quốc

Cụm lắp ráp tại Châu Âu: Bitzer- Đức, Bock – Pháp

3.2. Cấu tạo

Giải nhiệt gió – cụm máy nén dàn ngưng

Loại dàn hở và loại dàn kín, tất cả các cụm đều được đặt hàng phù hợp với nhiệt độ môi trường và mùa hè ở Việt Nam

Công nghệ tích nhiệt trong hệ thống giúp tiết kiệm điện, nhiên liệu khi vận hành

Giải nhiệt nước:

Gồm hai loại giải nhiệt nước ngọt và giải nhiệt nước mặn.

3.3. Cụm máy nén dàn ngưng


Máy nén sử dụng theo yêu cầu của khách hàng đảm bảo đạt tiêu chuẩn châu Âu, với công suất tính toán phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cần bảo quản.

Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ bê tông cốt thép vững chắc phù hợp với từng loại máy để đảm bảo máy được chạy ổn định, tránh bị ẩm ướt khi vệ sinh dàn máy và thiết kế để máy không gây ảnh hưởng tiếng động, tiếng rung ra môi trường xung quanh. Đối với các máy nhỏ có thể lắp đặt trên các khung sắt hoặc ngay trên các bình ngưng tạo thành 01 khối.

4. Hệ thống dàn lạnh

Kiểu dàn lạnh: có 2 loại kết cấu dàn lạnh công nghiệp là kiểu ngập lỏng và tiết lưu kiểu khô. Xuất xứ, thương hiệu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dàn lạnh chất lượng cao như Meluck xuất xứ Trung Quốc, Eco xuất xứ Italia hoặc Joongwon xuất xứ Hàn Quốc.


Sử dụng dàn lạnh công nghiệp chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu và phù hợp với yêu cầu bảo quản sản phẩm của khách hàng đảm bảo:

Không gây ra tiếng ồn

Nhiệt độ trong kho đồng đều tại các khu vực

Không tiêu tốn điện năng tiêu thụ và năng lượng do nhiệt lượng từ động cơ quạt tỏa ra.

Độ hao hụt hàng hóa khi để trong kho giảm đi rất nhiều do nguyên lý độ ẩm không khí cao, tốc độ không khí nhỏ.

5.  Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển sự dụng thiết bị vật tư từ những hãng có tên tuổi như Mitsubishi, Huyndai, Sneicher, LS…


Hệ thống được thiết lập để vận hành tự động, có nhiều đặc điểm nổi bật như:

Các thiết bị điều khiển nhiệt độ thường được sử dụng Elitech PLR05 và Dixell có thể lắp đặt và thao tác dễ dàng.

Thiết bị CP, khởi động từ, đuôi nhiệt được sử dụng hãng LS(Hàn Quốc).

Bảo vệ mất pha Simens K8AB giúp hệ thống bảo vệ điện áp ổn định.

Chức năng báo và hiển thị chi tiết sự cố

Cảnh báo từ xa qua điện thoại di động.

Quản lý điều khiển tổng về phòng trung tâm.

Các bước lắp đặt kho đông lạnh

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền để lắp đặt kho lạnh

Để thi công kho đông lạnh, đầu tiên phải kiểm tra mặt nền có bằng phẳng hay không bằng cách dùng ti nước. Trong trường hợp vị trí lắp đặt không phù hợp, độ chênh nhau giữa vị trí nền cao nhất và thấp nhất > 5mm thì cần san bằng. Nếu sử dụng mặt nền không bằng phẳng có thể gây cản trở cho việc lắp Panel và hơi lạnh dễ dàng thoát ra ngoài chất lượng đông lạnh giảm ảnh hưởng đến hàng hóa.

Bước 2: Lắp đặt Panel

 


Đối với việc lắp đặt Panel chủ đầu tư nên thi công ở 3 vị trí: tường với trần, các góc tường và giữa tường với nền kho. Hiện nay, Panel Pu và Panel ESP là hai loại Panel được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Trong đó Panel Pu được sử dụng trong các kho lạnh âm sâu còn với Panel EPS thì được dùng nhiều trong kho lạnh dương. Thi công Panel sử dụng những tấm PU có khả năng cách nhiệt cao, có tỉ trọng 40 kg/m3. Liên kết với nhau bằng khóa Camlock chắn chắn với thiết kế bên ngoài Panel được mạ đồng, đặc biệt hai mặt được dính chắc bằng Inox hoặc Tole không rỉ sét nên rất an toàn. 

Bước 3: Gắn cửa kho lạnh

 


Gắn cửa kho lạnh là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thi công lắp đặt kho lạnh. Bạn cần chú ý đặc biệt đến 2 bộ phận như cửa bản lề và cửa trượt. Đối với cửa bản lề phải được lắp đặt chắc chắn để khi đóng hoặc mở cửa không phải ra tiếng động. Bên cạnh đó, các Joint lạnh phải kín, đảm bảo hơi lạnh không bị thoát ra ngoài.  Đặc biệt cửa trượt phải đáp ứng đủ yêu cầu như tay đẩy chắc chắn, trượt nhẹ nhàng và joint lạnh kín.

Bước 4: Kiểm tra kho lạnh

 


Đây được xem là khâu quan trọng để kiểm tra các mối ghép Panel, bắn silicone của toàn bộ kho. Gắn cửa kho lạnh có đúng với bản hướng dẫn của nhà sản xuất chưa. Nếu mọi thứ đều hoàn thiện từ thiết kế Panel, phụ kiện có thể sử dụng kho lạnh điều nay giúp bảo quản thực phẩm cho doanh nghiệp tốt hơn.

Nguyên lý hoạt động của kho lạnh 



Muốn hệ thống kho lạnh vận hành trơn tru, an toàn và tiết kiệm thì trước tiên bạn phải nắm được nguyên lý hoạt động của kho lạnh. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào?

Thông thường, kho lạnh thường sử dụng phương pháp làm mát không khí đối lưu cưỡng bức để bảo quản các sản phẩm cấp đông dạng rời, dạng block được đặt trong các pallet hoặc chất lên xe tải đông lạnh.

Xe cấp đông thường được làm bằng thép không gỉ, có nhiều tầng, mỗi tầng sẽ chừa một khoảng hở đủ lớn để sau khi xếp các khay sản phẩm được đặt vào vẫn có một khoảng hở nhất định để hơi lạnh đi qua một cách tuần hoàn. 

Luồng khí lạnh tuần hoàn luân chuyển cưỡng bức trong kho sẽ đi qua các khe hở giữa các tấm pallet và trao đổi nhiệt ở cả hai phía. Quá trình truyền nhiệt ở đây là truyền nhiệt đối lưu cưỡng bức. Bên trên trao đổi trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, còn mặt bên dưới trao đổi qua các khay cấp đông và dẫn nhiệt vào hàng hóa, sản phẩm.

Nhiệt độ không khí trong buồng cấp đông đạt -35 độ C nên thời gian làm đông khá nhanh. Đối với sản phẩm rời thời gian cấp đông khoảng 3 giờ/mẻ, còn đối với hàng khối khoảng 7 đến 9 giờ/mẻ.

Dàn lạnh kho lạnh có thể đặt dưới đất hoặc lắp đặt trên cao. Đối với kho lạnh công suất lớn người ta thường chọn phương án đặt nền. Do khối lượng dàn lạnh tương đối nặng. Còn nếu treo trên cao thì phải đóng các giá đỡ đặt trên trần chắc rồi treo lên xà nhà.

Những vật tư cần thiết khi lắp đặt kho lạnh

1. Tấm panel, PU cách nhiệt



Tấm cách nhiệt là vật liệu không thể thiếu và quan trọng trong việc thi công lắp đặt kho lạnh đáp ứng yêu cầu của TCVN. Vật liệu này có cấu trúc 3 lớp và được liên kết chặt chẽ bằng loại keo đặc biệt.

Vật liệu phải đảm bảo các yêu cầu: 

Tính cách nhiệt đặc biệt tốt

Khả năng bảo ôn,chống thấm nước vượt trội

Có khả năng chống oxy hóa từ môi trường và cách ly hoàn toàn với hơi nước.

Để liên kết các tấm panel với nhau một cách chặt chẽ, ta cần thêm các phụ kiện nhôm (inox) khác như thanh V, U, L, thanh bo góc,… với chức năng chính đảm bảo kín gió cho kho lạnh, cách ly với môi trường bên ngoài, cũng như đảm bảo điều kiện tốt nhất để bảo quản hàng hóa luôn tươi mới.

2. Cửa kho lạnh PU



Cửa kho lạnh có nhiều loại tùy thuộc vào cấu tạo, độ dày của vỏ kho lạnh và tác dụng cách nhiệt lạnh mà khách hàng mong muốn. Cửa kho lạnh được thi công theo các tiêu chuẩn sau:

Độ dày cửa (75, 100, 125mm…). Độ dày càng lớn thì chi phí càng lớn.

Tỷ trọng và loại foam sử dụng trong cửa, tối thiểu 40kg/m3.

Gioăng hoặc tấm cách nhiệt bao quanh cánh được làm từ nhiều loại vật liệu cách nhiệt polyurethane khác nhau.

3. Hệ thống dàn lạnh

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu dàn lạnh từ Đức, Ý, Mỹ, Pháp… như dàn lạnh Eco, Kulba. Hoặc các loại máy nén như Bitzer, Dorin, Tecumseh, Copeland…


Theo đó, hệ thống dàn lạnh phải đảm bảo các tiêu chí: 

khả năng, công suất làm lạnh 

Khả năng tiêu hao điện, tiết kiệm điện 

Độ bền là bao lâu

Chi phí/ lần, thời gian bảo trì.

4. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ

Không phải tất cả các tủ điện/điều khiển đều được tạo ra như nhau. Hải sản, nông sản, sữa, thịt, v.v. Mỗi kho lạnh sẽ khác nhau về tính năng yêu cầu, khả năng kiểm soát, phương pháp vận hành và nhiều đặc điểm khác.

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống kho lạnh

1. Chọn nhiệt độ bảo quản hàng hóa



Khi lắp đặt kho lạnh ta cần quan tâm đến nhiệt độ bảo quản, vì nhiệt độ phụ thuộc vào cơ sở kinh tế kỹ thuật, loại sản phẩm và thời gian bảo quản và thời gian bảo quản càng lâu nhiệt độ càng thấp.

Kho lạnh phân loại theo nhiệt độ thường có:

Kho lạnh cấp đông có nhiệt độ từ -40°C trở đi. Dùng để cấp đông nhanh hải sản, nước cốt chanh dây, nước cốt dừa và các sản phẩm khác tránh làm mất chất dinh dưỡng và màu sắc của sản phẩm.

Nhiệt độ của kho lạnh sâu (tủ đông) là -30°C đến -25°C để bảo quản lâu dài các loại hàng hoá. Là công đoạn sau khi sản phẩm lấy ra khỏi kho được cấp đông. Các mặt hàng đông lạnh cần được bảo quản ở cùng nhiệt độ với sản phẩm đông lạnh để tránh hiện tượng rã đông và kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.

Kho làm mát là kho lạnh có nhiệt độ từ 2°C đến 20°C. Dùng để bảo quản rau quả, vắc xin, thuốc chữa bệnh và một số loại hóa chất.

2. Độ ẩm không khí trong kho lạnh


Khi lắp đặt kho lạnh bạn cần chú ý đến độ ẩm của không khí trong kho, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Vì độ ẩm không khí trong kho đóng vai trò quan trọng trong sự thăng hoa của nước đá trong sản phẩm. Do đó tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể mà ta chọn độ ẩm không khí sao cho phù hợp.

3. Kích thước kho lạnh

Kích thước kho lạnh [Dài x Rộng x Cao]: Các chuyên gia cần biết thông tin này để tính toán công suất làm mát và điện năng. 


Nếu không, bạn phải nêu rõ trọng lượng của từng mặt hàng để nhà thầu qua định mức chất tải để tính ra sức chứa của kho cho từng mặt hàng cụ thể.

4. Những lưu ý khi thi công lắp đặt kho lạnh

Tính toán, bố trí hợp lý đảm bảo cho việc thuận tiện vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Thiết kế kho lạnh sao cho kho lạnh gần nguồn điện, nền kho phải bằng phẳng. 

Ngoài ra, các hệ thống thiết bị khác của kho lạnh cũng được thiết kế theo các yếu tố liên quan của sản phẩm mà khách hàng muốn bảo quản, lưu trữ.


5. Nguồn cấp điện

Kho lạnh công suất dưới 5kW sử dụng điện lưới 1 pha. Đối với những máy có công suất lớn hơn thì sử dụng lưới ba pha. Nếu kho lạnh lớn phải có nguồn điện riêng để tránh hiện tượng lệch pha trong giờ cao điểm.

6. Kết cấu kho lạnh



Kho lạnh có 1 hoặc 2 cửa (cửa lớn để người và hàng hóa ra vào, cửa nhỏ như cửa sổ để lấy hàng hoặc bổ sung hàng hóa). 

Kết cấu vỏ kho cách nhiệt: được lắp ghép từ tấm cách nhiệt hoặc xốp cách nhiệt, chống ẩm. 

7. Lưu ý khi chọn máy nén

Lưu ý cách chọn máy nén khi lắp đặt kho lạnh

Máy nén cũng rất đa dạng, công suất từ vài mã (HP) đến hàng nghìn mã (HP). 

Bạn có thể tham khảo máy nén đến từ nhiều nhà sản xuất như: Mycom, Sanyo, Cobelco, Hitachi, Mitsubishi, Daikin, Carrier, York, Trane, Bitzer, tecumseh, Danfot, v.v. Để khách hàng lựa chọn thời gian làm mát và chi phí lắp đặt.

Nhiệt độ phù hợp để bảo quản các loại thực phẩm



Làm lạnh thực phẩm đông lạnh ở -18°C đến -22°C

Kho lạnh cấp đông gió, nhiệt độ hoạt động từ -30 độ C đến -40 độ C.

Bảo quản kho lạnh thuốc, nhiệt độ +2 đến +8 độ C.

Hệ thống kho bảo quản thực phẩm chín ở nhiệt độ -5 đến +5 độ C.

Kem được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ -22 đến -25 độ C.

Kho lạnh bảo quản hạt giống nông sản ở nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C.

Bảo quản lạnh trái cây, củ, quả ở nhiệt độ từ -2 đến +12 độ C.

Kho lạnh thủy sản, nhiệt độ – 20 đến – 22 độ C.


 

Mới hơn Cũ hơn