Header Ads

 Thời tiết nắng nóng khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, hư hỏng và biến chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Vì thế, việc bảo quản thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Qua bài viết này, Điện Lạnh Biển Bạc sẽ chia sẻ kinh nghiệm bảo quản thực phẩm an toàn. 

Cách bảo quản thực phẩm

Vào mùa hè, với độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển khiến cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản. Tủ lạnh, tủ đông là sự lựa chọn phổ biến và tiện lợi nhất khi cần bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng. 

1. Bảo quản thực phẩm chín

Nhiều người thường chế biến sẵn thực phẩm vào những ngày nghỉ để dùng cho các ngày trong tuần vì công việc bận rộn, không có nhiều thời gian nấu nướng như các món kho, món mặn, món rán,... Sau khi nấu xong nên chia thực phẩm vào các hộp chuyên đựng thực phẩm, tốt nhất là bằng thủy tinh hoặc sứ có nắp đậy kín, làm nguội nhanh thực phẩm bằng nước lạnh hoặc nước đá, sau đó đậy kín nắp rồi xếp vào tủ lạnh với nhiệt độ từ 0-4 độ C. 

Với các thức ăn thừa cần đun sôi lại sau đó cũng làm nguội nhanh, để riêng từng loại vào từng hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cất vào tủ lạnh. Trước khi dùng lại các món ăn này cần phải đun sôi lại và cũng chỉ nên ăn một lần sau đó. Các món canh chỉ nên để trong tủ lạnh 24 giờ. Các món kho, món mặn không nên để quá 3 ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiều bà nội trợ có thói quen để nhiều thức ăn thừa vào tủ lạnh và quên nhiều ngày sau đó. Để tránh thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, nên ghi chú ngày tháng trên hộp. Không nên để thức ăn đã qua chế biến quá 2 giờ trong nhiệt độ bình thường. 

Lưu ý rằng, không nên cho thức ăn vào tủ lạnh khi còn nóng bởi thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, tạo điều kiện thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến ngộ độc thực ăn. 

Bảo quản thực phẩm thừa tránh xa các thực phẩm còn sống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Không để thực phẩm sống cùng ngăn với thực phẩm đã qua chế biến. 

2. Thực phẩm tươi sống

Thực phẩm tươi sống nên nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế quá, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì nên để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì nên cho vào ngăn đá. 

Với rau xanh, nhặt bỏ gốc và lá sâu, sau đó cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ khiến rau bị thối, chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh,.. không nên bảo quản lâu quá 1 tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua. 

Với các loại trái cây, mua về rửa sạch để ráo nước hoặc lau khô cho vào túi đựng thực phẩm để trong ngăn mát. 

Mỗi gia đình nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 7 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như các loại thịt, hải sản,... Các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng từ 4-5 ngày. 

3. Thực phẩm đông lạnh

Với những gia đình đi chợ để dành cho nhiều ngày, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. 

Giữ thịt, các tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm đông lạnh bị nhiễm khuẩn. Vậy nên, hãy chia thực phẩm như thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với một khẩu phần ăn trong một bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thực phẩm không chảy ra tủ lạnh. Thịt cá cần làm sạch, rửa và để ráo nước trước khi cho vào ngăn đá. 

Thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -300 độ C, cấp đông với nhiệt độ -360 độ C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa. Do vật, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10-15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng tỏng vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn. Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh. 

Quan trọng nhất là làm sạch tủ lạnh thường xuyên (khoảng 1-2 tuần lau chùi tủ lạnh/lần) và lau vết bẩn ngay lập tức khi nó xuất hiện trong tủ lạnh. Điều này giúp giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. 

Những sai lầm cần tránh khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Một số loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh: Các thực phẩm như khoai tây, cà phê, hành tỏi, bánh mì, chuối và cà chua,...đều không nên bảo quản trong tủ lạnh vì thế sẽ làm chúng bị mất đi mùi thơm, làm giảm chất lượng và gây mùi ảnh hưởng đến các thực phẩm khác. 

Không đậy nắp cho đồ ăn thừa khi cho vào tủ lanh: Thức ăn không đậy nắp sẽ dễ dàng nhiễm các vi khuẩn ký sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nên ngộ độc thực phẩm, nếu không đậy kín, hơi thực phẩm bốc lên, gây mùi khó chịu khắp tủ lạnh. 

Không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá: Mọi người cần biết rằng thịt khi mua ngoài chợ về rất bẩn và cũng đã qua tay nhiều người cầm, chưa kể thịt không rõ nguồn gốc, vì thế nếu không rửa sạch sẽ trước khi cất trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở. Đó là lý do vì sao, nên rửa thịt sau khi mua về, sau đó để cho ráo nước và thấm khô, cho vào túi rồi mới trữ đông. 

Để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá: Sau khi rã đông, các tế bào thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Nếu lại tiếp tục trữ đông tiếp thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Chính vì vậy, nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng sau khi rã đông.

Trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh: Thời gian lưu trữ thực phẩm quá lâu cũng là nguy cơ gây mất an toàn để dẫn đến ngộ độc, hơn nước còn bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Mỗi gia đình nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 7 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như các loại thịt, hải sản,...Các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại trong ngăn mát tủ lạnh từ 4-5 ngày. 

Sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh không đúng vị trí: Điều quan trọng nhất khi để thực phẩm trong tủ lạnh là bảo đảm tất cả đồ ăn nhận được luồng khí lạnh cần thiết. Các loại thực phẩm cần bảo quản lâu nên sắp xếp gần nguồn lạnh (lưng tủ lạnh) để ổn định nhiệt độ. Hạn chế đặt các hộp lớn vì sẽ chắn luồng khí lạnh. Phần cánh tủ ít lạnh hơn thường dùng để trứng, sữa, nước. Phần lạnh nhất dùng để cất trữ thực phẩm sống. 

Nhiệt độ không phù hợp: Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng ngăn, cũng như lượng thực phẩm để trong tủ lạnh. Nếu để nhiệt độ quá cao thì chức năng bảo quản thực phẩm không được đảm bảo, thực phẩm nhanh bị hỏng. Còn nếu nhiệt độ quá thấp thì nguy cơ bị đông đá, vừa tốn điện vừa không tốt cho thực phẩm. 

Trên đây là chia sẻ của Điện Lạnh Biển Bạc về cách bảo quản thực phẩm như thế nào cho an toàn. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn bảo quản tốt các loại thực phẩm trong những ngày hè nắng nóng đang đến gần và đảm bảo được sức khỏe khi sử dụng các thực phẩm an toàn. 

>>>Xem Thêm: Lưu ý khi sử dụng kho lạnh để đem lại hiệu quả cao nhất



Mới hơn Cũ hơn